Yến sào là nhóm thực phẩm tràn đầy dinh dưỡng, nhưng với một số người, yến không hề bổ dưỡng mà đôi khi còn là liều thuốc độc gây hại đến sức khỏe người dùng. Vậy những ai không nên ăn yến sào để tránh ảnh hưởng sức khoẻ?
Những ai không nên ăn yến sào để tránh ảnh hưởng sức khoẻ?
Có rất nhiều người xem yến sào là một loại thuốc tiên, lạm dụng yến như một thượng phẩm vì nghĩ rằng trong yến có nhiều khoáng chất, vi lượng, axit amin sẽ hỗ trợ việc chữa bệnh hiệu quả. Đây là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm, vì yến chỉ được xem là loại thực phẩm chức năng, hỗ trợ tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe, chứ không phải là một phương thuốc đặc trị.
Vậy ai không nên ăn yến sào? Bạn nên ghi nhớ các đối tượng nào không nên dùng yến sào sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh tiền mất tật mang:
Ai không nên ăn yến sào? – Người hấp thụ dinh dưỡng kém
Chắc hẳn mọi người đều biết, yến sào rất tốt cho hệ tiêu hóa của người biếng ăn, người gầy. Đó là do trong yến có chứa 31 loại khoáng chất, hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hấp thụ dưỡng chất trọn vẹn hơn.
Nhưng đó là với cơ thể khỏe mạnh, một khi cơ thể gầy yếu do bệnh, xanh xao, mệt mỏi, tỳ vị không hoạt động hoặc hoạt động yếu hơn bình thường, thì không những không hấp thụ được dưỡng chất trong yến sào mà còn khiến cơ thể chịu một áp lực rất lớn từ hàm lượng các khoáng chất cao, từ đó dẫn đến việc đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa.
Ai không nên ăn yến sào? Những người cảm mạo, sốt
Trong Đông Y dược liệu đã có nhiều bài nghiên cứu chia sẻ rằng, yến sào có tính bình, vị ngọt, nâng cao sức khỏe cho người đang muốn bồi bổ, nâng cao đề kháng cơ thể. Tuy tốt đến thế, nhưng khi bạn là người đang mắc các bệnh cảm mạo, sốt thì hãy tránh sử dụng yến sào càng xa càng tốt. Vì lúc này cơ thể đang cần đào thải độc tố nên rất cần nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng. Nếu sử dụng yến sào, hàm lượng dinh dưỡng quá cao trong yến sẽ khiến cơ thể không thể chuyển đổi năng lượng, dinh dưỡng, từ đó dẫn đến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.
Người bị đau bụng, chướng bụng
Nhắc đến những bệnh không nên ăn yến sào làm sao bỏ qua được căn bệnh chướng bụng, đau bụng, đầy hơi hoặc viêm nhiễm bất kỳ bộ phận nào bên trong cơ thể. Một khi chưa tìm được nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng thì bạn không nên sử dụng yến sào.
Đó là vì trong yến sào có tính hàn, sẽ làm cho bụng của bạn càng thêm lạnh và đau hơn. Đồng thời, trong yến sào chứa đến 50 – 60% protein, 31 vi khoáng, 18 axit amin,… sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn khó chịu hơn vì nạp quá nhiều dưỡng chất không thể tiêu hóa và gây buồn nôn.
Ai không nên ăn yến sào? – Người mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính
Ai không nên dùng yến sào? Đó là những người mắc các chứng bệnh viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu,… Vì lúc này, cơ thể của người bệnh đang yếu, vi khuẩn, virus gây hại đã xâm nhập vào cơ thể, và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.
Cách tốt nhất lúc này là tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp cùng thuốc điều trị, chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, khắt khe, và tạm biệt yến sào trong một khoảng thời gian đến khi cơ thể đã ổn định và sẵn sàng đón nhận dưỡng chất cần thiết thì hãy sử dụng.
Ai không nên ăn yến sào? – Nhóm trẻ dưới 7 tháng tuổi
Vậy ngoài các nhóm bệnh trên, còn có những ai không nên dùng yến sào? Đó là nhóm trẻ dưới 7 tháng tuổi – đây là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, không thể hấp thụ hay chuyển hóa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong yến. Nếu cho trẻ dùng yến sào quá sớm, sẽ làm tăng gánh nặng lên cơ thể, lên hệ tiêu hóa, vừa lãng phí vừa gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Mẹ bầu mang thai dưới 3 tháng và phụ nữ vừa mới sinh
Ở giai đoạn mẹ bầu bước vào 3 tháng thai kỳ đầu tiên, cả sức khỏe và thai nhi còn rất yếu nên mẹ bầu không nên sử dụng yến sào. Đồng thời, yến sào còn có tính hàn khiến cho mẹ bầu dễ cảm, lạnh bụng ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để mẹ bầu bổ sung dưỡng chất là trong giai đoạn thai kỳ thứ 4 trở đi.
Một lưu ý nho nhỏ cho mẹ bầu nữa là sau khi vượt cạn thành công, hãy tạm tránh xa yến sào để tránh trường hợp tiêu chảy. Hãy để cơ thể nghỉ ngơi, kết nạp các dưỡng chất thông thường, và sau sinh 1 tháng thì hãy tẩm bổ cơ thể bằng yến sào. Nhưng nên lưu ý liều lượng để không sử dụng quá mức dẫn đến đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, dư thừa chất đạm, hay làm cơ thể tăng cân quá mức.
Ai không nên ăn yến sào? Trên thực tế, yến sào hoàn toàn sử dụng được cho mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn, thậm chí là người bệnh. Nhưng hãy lưu ý các đối tượng không nên dùng yến sào trên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa lãng phí vừa tạo gánh nặng vì không thể dung nạp các chất dinh dưỡng.
Liều lượng sử dụng yến sào hợp lý
Vậy còn những lưu ý nào nữa khi dùng yến sào hay không? ai không nên ăn yến sào?
Để sử dụng yến sào an toàn, đảm bảo hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng, bạn nên tuân theo liều lượng yến như sau:
- Trẻ em từ 1 – 4 tuổi chỉ nên dùng tối đa 2 gram yến sào/ ngày.
- Với trẻ em từ độ tuổi 7 tuổi trở lên, mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 4, người khỏe mạnh chỉ dùng 2 – 3 gram yến sào/ngày.
- Còn ở người lớn tuổi, người mắc các bệnh (tiểu đường, ung thư, vừa phẫu thuật xong,…) thì lượng yến sào sử dụng từ 3 – 4 gram yến/ ngày.
Vậy là khi đọc đến đây, bạn đã phần nào nắm được những thông tin cần thiết về câu hỏi ai không nên ăn yến sào rồi chứ? Mong rằng với các kiến thức hữu ích mà Top1dexuat.com vừa chia sẻ, bạn sẽ sử dụng yến sào đúng đối tượng, an toàn và đạt hiệu quả hơn cho sức khỏe.