Tác dụng phụ của yến sào là gì? Bạn biết gì về những điều nên làm và không nên làm đối với yến sào? Bảo quản yến sào ra sao để giữ được hiệu quả của yến? Mọi câu hỏi của bạn về hàng thượng phẩm dành riêng cho giới vua chúa, quý tộc cung đình ngày xưa, sẽ được Top1dexuat.com giải đáp ngay sau đây. Cùng bắt đầu thôi!
Thành phần dinh dưỡng có trong yến sào
Yến sào là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được ví như “vàng mười” trong ẩm thực. Thành phần dinh dưỡng có trong yến sào bao gồm:
- Protein:Protein là thành phần chính của yến sào, chiếm khoảng 50-60%. Protein trong yến sào có cấu trúc tương tự protein trong cơ thể con người, giúp dễ dàng hấp thu và chuyển hóa. Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô, cơ bắp, và da, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
- Axit amin thiết yếu:Yến sào chứa 18 loại axit amin thiết yếu, đây là những loại axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp và cần được bổ sung từ bên ngoài. Axit amin thiết yếu giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường.
- Vitamin:Yến sào chứa nhiều vitamin quan trọng cho cơ thể như vitamin B1, B2, B6, vitamin C, vitamin E,… Các vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật.
- Khoáng chất:Yến sào chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho cơ thể như canxi, kali, magiê, sắt,… Các khoáng chất này giúp điều hòa các chức năng cơ thể, duy trì sức khỏe xương khớp, và hỗ trợ hệ thần kinh.
- Chất xơ: Yến sào chứa một lượng nhỏ chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Glycoside: Yến sào chứa glycoside, một loại hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.
Ngoài ra, yến sào còn chứa một số hoạt chất sinh học khác có tác dụng tốt cho sức khỏe như axit sialic, axit hyaluronic, enzyme,…
- Trong yến sào còn chứa đến hơn 31 nguyên tố vi lượng nhất là Sắt, Calcium, Đồng, Kẽm,… những chất thường xuyên thiếu hụt ở cơ thể. Nhưng đây lại là các chất chứa nhiều nhất trong yến sào, ngoài ra trong yến sào còn chứa Crom giúp kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng thông qua đường ruột.
- Các vi chất dinh dưỡng như Brom, Magan,… sẽ hỗ trợ cơ quan thần kinh hoạt động, tăng cường trí não, ổn định nơ ron, và giảm đáng kể các nguy cơ mắc bệnh Parkinson, Alzheimer.
- Các chất Carbohydrate trong yến sào còn hỗ trợ cơ thể chống chọi với vi khuẩn, virus và tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng cho cơ thể.
- Và đặc biệt, yến sào chứa đến 50 – 60% hàm lượng Protein, cung cấp năng lượng cần thiết để đáp ứng các hoạt động thể chất, làm việc, học tập.
Tác dụng phụ của yến sào: Những người không nên ăn yến sào
Mặc dù là loại thực phẩm tiến vua, là cao lương mỹ vị chốn cung đình, nhưng nếu không chú ý đến tác dụng phụ của yến sào thì dù bổ đến mấy cũng hóa thuốc độc. Vậy đâu là những điểm cần lưu ý khi sử dụng?
Người không nên ăn yến sào
Với các đối tượng sau đây, tuyệt đối không nên sử dụng yến sào dù được truyền tai, hay rỉ rả về tác dụng tuyệt vời của yến.
Nhóm trẻ em
Ở giai đoạn dưới 4 tháng tuổi, cơ quan nội tạng của các bé chưa đảm bảo đầy đủ chức năng, vì thế rất khó để hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ yến sào. Độ tuổi này chỉ nên sử dụng nguồn sữa mẹ tự nhiên là đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
Khi trẻ bước vào giai đoạn lớn hơn từ 7 tuổi trở đi, vì cơ thể đã có nhiều khả năng tổng hợp dinh dưỡng, giúp trẻ đánh bay cảm giác biếng ăn, kén ăn hoặc suy dinh dưỡng và ngủ không ngon giấc.
Người dị ứng với protein
Nghe tưởng chừng hoang đường vì không có protein sao cơ thể đủ dưỡng chất để hoạt động? Nhưng với nhóm người này, khi tiếp xúc với 45 – 55% protein trong yến, bạn sẽ thấy cơ thể có những biến đổi như dị ứng, phát ban, nổi mề đay, tiêu chảy,… Do đó, hãy lắng nghe cơ thể của mình, thường xuyên kiểm tra và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi quyết định tẩm bổ cơ thể bằng yến sào.
Người bị cảm lạnh
Là một trong những nhóm người cần tránh tác dụng phụ của yến sào, người bị cảm lạnh không những không khỏe hơn mà ngược lại còn bị nhiễm thương hàn, cảm cúm nặng hơn nữa,… Nguyên do là trong yến sào có tính hàn, quá giàu dinh dưỡng khiến cơ thể không thể tổng hợp hay hấp thụ. Do đó, sử dụng yến sào vào lúc này chỉ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn mà thôi.
Ngoài ra, yến sào còn không dùng được cho các trường hợp bị viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm tiết niệu, sốt thực nhiệt hoặc những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng đi ngoài, phân lỏng.
Người gầy gò, cơ thể xanh xao, tỳ vị hoạt động yếu, suy dương, tiểu lỏng,… cũng không nên sử dụng yến sào vì cơ thể khó hấp thu và dễ đào thải theo đường tiêu hóa.
Với những người có cơ thể cường tráng, khỏe mạnh, khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt thì việc sử dụng yến sào hàng ngày sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng với nhóm người cao tuổi, sử dụng yến sào liên tục sẽ gây khó chịu, chướng bụng và về lâu dài dễ dẫn đến khó tiêu, hoặc các hậu quả không lường trước được.
Những sai lầm khi dùng yến bạn cần nhớ
Bạn nên nhớ không được dùng yến sào với liều lượng cao, tần suất dày đặc, hoặc do suy nghĩ cần bồi bổ nhanh, cơ thể hồi phục ngay lập tức mà dùng nhiều hơn thì quả thật là một sai lầm chết người.
Yến sào rất giàu giá trị dinh dưỡng, nhưng cũng có những tác dụng phụ khó tránh khỏi, vì thế mà cơ thể không hấp thụ hết dưỡng chất sẽ gây thừa chất, lãng phí và gây tiêu chảy, lạnh bụng. Nếu bạn chỉ thỉnh thoảng mới dùng, hoặc dùng nhiều lần trong ngày thì đây cũng là một sai lầm cần phải ghi nhớ để tránh lãng phí.
Do đó, muốn hạn chế những tác dụng phụ của yến sào bạn hãy sử dụng yến thường xuyên, lâu dài với liều lượng nhỏ, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng, luyện tập khoa học thì mới phát huy tác dụng.
Ngoài ra, khi bạn thực hiện chưng yến tại nhà cũng không nên chưng quá lâu, hoặc dùng tùy tiện tại các thời điểm trong ngày mà không có lịch trình sắp xếp logic.
Xem thêm: Tác dụng của nước yến sào: Công dụng 80% người dùng không biết
Lưu ý khi bảo quản yến sào
Sau khi mua về, bạn nên bảo quản yến ở nơi thoáng mát, khô ráo, ít tác động bởi nhiệt độ trực tiếp hoặc ánh nắng chiếu vào sản phẩm. Nếu bạn để yến vào trong tủ lạnh rồi đem ra dùng thì không nên để quá 1 tuần, vì dưỡng chất trong yến sào sẽ không còn chất lượng tốt nhất nữa.
Thời gian sử dụng và bảo quản tốt nhất giúp yến sào giữ nguyên tinh chất ban đầu là ít hơn 3 ngày sau khi làm sạch và cho yến vào tủ lạnh. Hoặc muốn trữ yến sào lâu hơn, bạn hãy sấy khô yến vào cho vào không gian kín để bảo quản. Nhưng tốt hơn hết, bạn chỉ nên mua một lượng yến vừa đủ dùng trong 1 – 2 ngày hoặc thậm chí là 3 ngày, chỉ có như thế yến sào mới mang đến những lợi ích sức khỏe cao nhất.
Tìm mua yến sào ở đâu chất lượng?
Vậy nên lựa chọn yến sào ở đâu thì uy tín, đảm bảo chất lượng và được kiểm định đầy đủ? Bạn có thể tìm mua yến sào tại các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như:
- Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Quốc gia Vietfarm.
- Nước yến sào cao cấp Khánh Hòa Sanest.
- Thương hiệu nước yến sào cao cấp không đường – Khánh Hòa Nutrition.
- Yến sào Green Bird.
- Nước yến sào win’sNest và win’sNest Junior.
- Yến sào đông trùng hạ thảo Yến Xanh/ Yến Xanh – Kid’s Nest Kao.
- Yến sào cao cấp Bionest Gold.
- Yến sào nhân sâm Salanest.
- Queen Nest.
- Nunest.
- Hi Nest.
- Tổ Yến Việt.
- Lamnest.
- Yến Đảo Nha Trang.
Đây chính là những thương hiệu mang trong mình khát vọng giới thiệu sản vật thiên nhiên, quý hiếm đến đông đảo người tiêu dùng trên khắp thế giới. Nếu bạn đã từng nghe hoặc sử dụng qua sản phẩm nước yến sào từ các thương hiệu được tin tưởng và đánh giá cao này.
Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề tác dụng phụ của yến sào và những người không nên ăn yến sào. Hy vọng với những kiến thức này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về giá trị của yến cũng như biết cách sử dụng yến tốt nhất. Tránh trường hợp lạm dụng để ảnh hưởng từ tác dụng phụ của yến sào. Đừng quên để lại bình luận bên dưới bài viết và cùng tìm hiểu, thảo luận với Top1dexuat.com về ưu – nhược thương hiệu cũng như các tác dụng phụ của yến sào nhé.