Hướng dẫn cách nấu Xôi đậu phộng dẻo ngọt như thế nào? Nhắc đến đồ ăn sáng Việt Nam có lẽ bạn sẽ nghe nhắc nhiều đến các món ăn như bánh mì, bún bò, bún chả hay bánh ướt,… Nhưng đặc biệt món xôi đậu có lẽ sẽ là món gắn liền tuổi thơ của hầu hết trẻ em Việt Nam. Một nắm xôi to đủ để no cả buổi sáng, chất lượng xôi thì không thể bàn cãi nữa rồi.
Nói là vậy nhưng hiện nay khá nhiều nơi bán xôi đậu phộng không còn giữ được mùi vị của xôi đậu mà thêm đó là các thành phần nguyên liệu làm biến tấu đi hương vị vốn có của xôi. Trong bài viết này, Top1dexuat sẽ hướng dẫn cách nấu Xôi đậu phộng dẻo ngọt và tất nhiên bao gồm luôn mùi vị đặc trưng của xôi. Cùng theo sát Vyvy’s Farm để có thể cho ra lò 1 nồi xôi ngon đúng vị nhé.
Hướng dẫn cách nấu Xôi đậu phộng dẻo ngọt từ Vyvy’s Farm
Hướng dẫn cách nấu Xôi đậu phộng với lá dứa
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500 gram gạo nếp
- 200 gram đậu phộng
- 50 gram đường trắng
- 50 gram lá dứa
- 1 muỗng muối
Các bước thực hiện hướng dẫn cách nấu Xôi đậu phộng
Chuẩn bị nước cốt lá dứa
Phần lá dứa được chuẩn bị đem đi rửa sạch, cắt nhỏ ra. Bỏ lá dứa đã cắt vào máy xay, cho vào máy 200ml nước lọc và xay. Sau đó dùng rây lấy phần nước cốt lá dứa, lấy để riêng ra chén ⅓ nước cốt.
Ngâm nguyên liệu
Đậu phộng sau khi mua về thì tiến hành lựa và loại bỏ những hạt bị hư thối (tránh việc xôi có mùi lạ của đậu bị hư). Sau đó rửa sạch đậu và ngâm đậu với nước, đổ nước vừa ngập đậu là được. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại phần đậu ngâm và để khoảng 8 giờ.
Đối với gạo nếp, mang gạo đi vo với nước lọc bụi bẩn, sau đó cho vào ⅔ lượng nước xay lá dứa vào gạo, cho thêm 300ml nước lọc vào tô gạo. Tiếp đó cho vào tô thêm ½ muỗng muối, khuấy đều và ngâm gạo như vậy khoảng 4-5 giờ (tối đa), hoặc có thể chỉ cần 3 giờ là được.
Sau khoảng thời gian ngâm và nếp đã mềm, đổ nước ra và cho nếp vào rổ cho ráo nước và chuẩn bị những bước tiếp theo.
Sỡ dĩ cần phải ngâm đậu và nếp lâu như vậy vì khi nấu sẽ tiết kiệm thời gian hơn và xôi sẽ chín mềm kĩ hơn. Nếp được ngâm với nước lá dứa xay thì sau khi nấu xôi sẽ có màu xanh và có mùi thơm của dứa.
Chuẩn bị Đậu phộng
Sau 8 tiếng đồng hồ ngâm đậu phộng, lúc này đậu đã khá mềm, sau đó lấy đậu ra và luộc đậu với nước lọc. Khoảng 1 tiếng đun thì đậu sẽ chín mềm, bạn vớt đậu ra và để ráo nước.
Nấu xôi
Cho nước vào nồi lớn, đặt hửng hấp lên bếp và đun nước ở lửa lớn.
Cho nếp đã ráo nước và đậu phộng đã luộc vào xửng hấp, dàn đều đậu và nếp và khoét 1 lỗ ở giữa xửng hấp. Hấp xôi khoảng 20-25 phút kể từ khi nước sôi và bốc hơi.
Sau khi hấp xôi được 20 phút thì cho phần đường đã chuẩn bị vào, xới đều xôi và rưới thêm nước cốt lá dứa vào bề mặt xôi. Sau đó hấp thêm 5 phút nữa là được.
Vậy là 25 phút hấp xôi đã hoàn thành, xới và múc xôi ra dĩa và bắt đầu thưởng thức.
Thành quả
Sau một khoảng thời gian dài chuẩn bị và nấu xôi, một đĩa xôi mềm, thơm ngon nhứt mũi được bày ra.
Xôi đậu phộng với lá dứa cũng được coi là sự kết hợp hoàn hảo, khi xôi ăn cùng với đậu phộng béo ngậy thì mùi thơm của dứa cũng tăng thêm hương vị của món ăn. Đáng để các bạn bắt tay làm thử.
Hướng dẫn cách nấu Xôi đậu phộng nước cốt dừa
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500 gram gạo nếp
- 200 gram đậu phộng
- 200 ml nước cốt dừa
- Dầu ăn
- Muối
Các bước thực hiện hướng dẫn cách nấu Xôi đậu phộng nước cốt dừa
Sơ chế nguyên liệu
Đậu phộng sau khi mua về thì chọn lựa ( loại bỏ những hạt bị hư, lép) rồi rửa sạch. Sau đó mang đậu ngâm với nước lọc khoảng 6 giờ để đậu nở ra và mềm hơn. Sau khoảng thời gian ngâm đậu, mang đậu ra và luộc với nước lọc, khoảng 1 tiếng đồng hồ thì đậu chín mềm.
Gạo nếp sau khi mua về thì mang đi vo sạch, loại bỏ bụi bẩn đi. Sau đó đem ngâm nếp với nước lọc khoảng 6-8 tiếng đồng hồ, hoặc có thể ngâm qua đêm.
Thêm vào ½ muỗng muối, xóc đều để trộn chung muối và gạo, khi nấu xôi sẽ có vị đậm đà và ngon hơn.
Nấu xôi
Nấu xôi bằng nồi cơm điện
Khi sử dụng nồi cơm điện để nấu xôi, tương tự như nấu cơm bình thường, bỏ nếp vào nồi, cho phần đậu đã luộc chín vào và thêm nước cốt dừa (canh đúng liều lượng như nấu cơm bình thường, nên đổ ít hơn vì nếp đã được ngâm mềm trước đó).
Sau khoảng 15 phút nấu xôi, khi xôi bắt đầu sôi và có hơi nước bốc lên thì bạn mở nắp và xới xôi lên (lúc này xôi chưa chín), thêm vào một chút nước cốt dừa và đậy nắp lại. Khoảng 15 phút sau khi nồi cơm bốc hơi thêm lần nữa, canh từ lúc đó đến sau 10 tiếp theo là được. Lúc đó xôi đã chín mềm và có thể bày ra dĩa.
Nấu xôi bằng nồi hấp xửng
Đổ vào nồi lượng nước dừa bằng ⅓ diện tích nồi, rồi đưa nồi lên đun với lửa lớn.
Cho nếp và đậu phộng vào xửng hấp và dàn đều ra, nên tạo một vài lỗ trên bề mặt xửng để thông hơi. Khi nước sôi, đặt xửng vào nồi hấp, đậy nắp lại và để lửa ở mức vừa phải. Hấp khoảng 30 phút thì xôi chín.
Lưu ý trong lúc hấp xôi, cứ cách 10 phút mở nắp và xới đều cho xôi được chín đều.
Sau 30 phút hấp, mở nắp và rưới nước cốt dừa lên rồi xới thêm lần nữa, đậy nắp là hấp thêm khoảng 5 phút là hoàn thành.
Thành quả
Thêm một cách làm mới xôi đậu phộng nhưng vẫn thơm ngon, béo ngậy đặc trưng của xôi đậu. Đĩa xôi có thêm chút ngọt thanh của nước cốt dừa và mùi thơm của dừa, thêm độ ngọt bùi của đậu phộng, làm cho vị của xôi ngon hơn bao giờ hết.
Đây cũng là một cách làm để cho ra một nồi xôi ngon, mang đậm hương vị của làng quê Việt Nam.
Xem thêm: Tổng hợp 25+ món ngon làm từ Đậu phộng (Lạc) không thể bỏ qua
Hướng dẫn cách nấu Xôi đậu phộng mặn
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 500 gram gạo nếp
- 200 gram đậu phộng
- 300 gram thịt nạc (thịt heo)
- 100 gram tôm khô
- 200ml nước cốt dừa
- Hành tím
- Các phụ gia khác: Dầu ăn, nước mắm, dầu hào, dầu ô liu, muối, đường, hạt nêm,..
Ngoài ra bạn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ cần cho việc nấu xôi.
Các bước thực hiện hướng dẫn cách nấu Xôi đậu phộng mặn
Sơ chế và công tác chuẩn bị
Đối với đậu phộng
Đậu phộng sau khi mua về thì mang đi rửa sạch, loại bỏ những hạt bị hư và sau đó mang đi ngâm với nước, ngâm khoảng 6-7 giờ đồng hồ (hoặc để qua đêm).
Sau 7 tiếng ngâm đậu, cho đậu vào nồi, thêm vào đó là 1 muỗng muối và đổ nước ngập đậu. Đậy nắp nồi và luộc đậu khoảng 1 giờ, khi đó đậu sẽ chín mềm. Vớt ra và để đậu ráo nước.
Đối với gạo nếp
Mang gạo vo sạch với nước, sau đó đem nếp ngâm với nước khoảng 4 tiếng đồng hồ. Giúp cho nếp nhanh chín hơn khi nấu và nếp sẽ mềm hơn.
Đối với thịt
Phần thịt nạc sau khi mua về thì đem đi rửa sạch, dùng muối rửa thịt sẽ làm thịt sạch và làm giảm bớt chất nhờn bên ngoài thịt hơn. Sau đó rửa sạch thịt lần nữa với nước lọc rồi cắt nhỏ thịt ra.
Sau khi cắt thì ướp thịt với 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt, ½ muỗng dầu ô liu, ½ muỗng nước mắm và ½ muỗng dầu hào. Trộn đều hỗn hợp cho gia vị thấm vào thịt và ướp thịt khoảng 25 phút.
Làm thịt xé
Sau hơn 20 phút ướp thịt, bạn cho thịt vào nồi hoặc chảo nhỏ, ram với 50ml nước ở lửa nhỏ.
Ram thịt ở lửa nhỏ cho đến khi phần nước cạn và sánh lại, thịt có màu vàng đều thì tắt bếp. Khi thịt nguội có thể dùng chày để tơi thịt ra hoặc trực tiếp dùng tay. Nếu dùng cây dầm thịt ra thì nên làm nhẹ tay và tơi thịt ra thành các miếng nhỏ vừa ăn, làm mạnh tay thì sẽ khiến thịt bị nát.
Chuẩn bị phần Cốt dừa và tôm khô
Cho phần nước cốt dừa đã chuẩn bị vào chảo và bắc chảo lên bếp đun ở lửa vừa. Vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi nước cốt sánh lại và lượng nước chỉ còn lại ½ so với ban đầu thì tắt bếp.
Lấy tôm khô ra ngâm với nước ấm khoảng 20 phút cho tôm mềm, nở. Sau đó vớt tôm ra và để ráo nước.
Sau khi tôm ráo nước thì cho tôm vào chảo, thêm vào đó 1 muỗng dầu ăn, hành phi băm, 1 muỗng đường và đảo đều. Nấu cho đến khi tôm có mùi thơm và chín đều thì tắt bếp.
Nấu xôi
Cho phần đậu phộng đã luộc vào tô, cùng với đó là gạo nếp đã ngâm và để ráo nước, 1 muỗng rượu, ⅔ lượng nước cốt dừa đã nấu rồi trộn đều. Tiếp đó hòa 1 phần hỗn hợp khác gồm 1 muỗng muối, 2 muỗng nước lọc và lấy phần nước muối đó rưới lên bề mặt nếp.
Cho nếp đã trộn vào xửng hấp, đun nước ở lửa lớn. Khi cho nếp lên xửng hấp thì dàn đều và tạo một vài lỗ thông hơi trên bề mặt hửng. Đậy nắp và bắt đầu hấp xôi khoảng 40-50 phút.
Sau khoảng 40 phút hấp, bạn nở nắp xửng ra, dùng đũa xới đều xôi lên sau đó đậy nắp và hấp thêm 10 phút nữa thì tắt bếp, lúc đó xôi đã chín rồi.
Thành quả
Xới xôi ra tô, cho đường vào và trộn đều, bước này nên làm khi xôi vẫn còn nóng sẽ làm xôi ngon hơn. Cho phần thịt xé sợi và tôm khô vào và trộn đều lên. Sau đó thì bày ra dĩa và đánh chén thôi.
Cứ thế một nồi xôi mặn đậu phộng đầy đủ dinh dưỡng được ra lò. Món này mà ăn sáng thì chỉ có căng bụng đến chiều. Chúc các bạn ăn xôi ngon miệng.
Một nồi xôi ngon không đơn giản chỉ là sử dụng đúng nguyên liệu hay sẵn sàng bỏ thời gian để nấu xôi mà còn cần sự khéo léo trong việc đo lường các nguyên liệu sao cho mùi hương không quá nồng hay quá nhạt mùi. Đó là sự khéo léo của những người nấu xôi lâu năm, nếu đây là lần đầu tiên của bạn thì có lẽ kết quả mang lại có thể sẽ khiến bạn thất vọng nhưng đó cũng đã là công sức của bạn, hãy tận hưởng và tiếp tục cho những lần thử sau nhé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm Sữa đậu phộng từ Vyvy’s Farm thơm thơm béo béo
Vyvy’s Farm – Thiên đường đồ ăn vặt nông sản
Qua nội dung của bài viết, Vyvy’s Farm đã cung cấp thông tin về cách làm xôi đậu phộng, hy vọng bài viết sẽ giúp ích và cho bạn một kết quả trọn vẹn như mong đợi.
Vyvy’s Farm là một doanh nghiệp nhỏ, là một cửa hàng nhỏ buôn bán, chuyên sỉ lẻ những mặt hàng nông sản, đặc sản Đà Lạt. Nhiều sản phẩm ở chúng tôi có hương vị không khác gì vị nguyên bản của nó. Khoai lang sấy, mít sấy hay một chút dư vị ngọt ngào của kẹo dâu tây dẻo đều sẽ thỏa mãn được sở thích vừa muốn ăn ngọt vừa không muốn tăng cân của đa số các bạn, vì hầu hết đồ ăn tại Vyvy’s Farm đều chứa thành phần chính là thực phẩm nông sản.
Mua ngay: Đậu phộng rang tỏi ớt – Vyvy’s Farm
Nơi vùng đất du lịch Đà Lạt từ xưa đến nay đã nổi tiếng về những món ăn độc lạ và không kém phần ngon miệng. Vyvy’s Farm mang đến những sản phẩm được xuất xứ tại mảnh đất này, mang một chút dư vị của Đà Lạt đến gần hơn với tất cả mọi người. Đừng ngần ngại, nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi, một miếng snack thơm ngon sẽ nhanh thôi đến ngay cạnh bạn.