Đối với những cửa hàng mới bắt đầu bước vào con đường kinh doanh trực tuyến, họ muốn mở rộng phạm vi khách hàng cũng như tìm kiếm một thị trường tiêu thụ mạnh mẽ thì chắc chắn họ sẽ sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử hiện đang được nhiều người dùng ưa chuộng trên thế giới.
Tuy nhiên, kinh doanh luôn đi kèm với rủi ro, đặc biệt khi kinh doanh online còn phải biết cách xây dựng trang bán hàng sao cho thật phù hợp với thị hiếu khách hàng, lại còn phải chọn lựa hình thức kinh doanh phù hợp với các mặt hàng mình có nhất. Để làm được điều này, hãy cùng TOP1dexuat lắng nghe Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng Amazon từ shop khủng TOP VN từ những người tiền bối mà mình tìm hiểu được.
Chia sẻ kinh nghiệm bán hàng Amazon từ shop khủng TOP VN
Tìm hiểu về hình thức kinh doanh trên Amazon
Tại Amazon có hai hình thức kinh doanh cơ bản mà bạn sẽ được chọn ngay khi vừa tạo xong tài khoản bán hàng trên này. Việc lựa chọn hai hình thức kinh doanh này cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và cách đăng tải đơn hàng của bạn trên website này.
Professional Selling hoặc selling as a profession
Professional selling or selling as a profession, đây đều là các cụm danh từ đề cập đến những đối tượng buôn bán chuyên nghiệp tại Amazon. Họ có thể là một công ty sản xuất hoặc một cửa hàng lớn chuyên thu mua các vật phẩm để kinh doanh lấy lời.
Có thể hơi buồn cười nhưng đối với các doanh nhân, professional selling hoặc selling as a profession được ví như một loại nghệ thuật mà không phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành người nghệ sĩ.
Vì sao nghề này lại được xem là một nghệ thuật? Bạn hãy nhớ lại lúc bạn đi vào một cửa hàng, rõ ràng bạn chỉ muốn mua một cái áo, nhưng liệu bạn có ra về chỉ với một cái áo hay không?
Nếu lúc bước ra khỏi cửa hàng ấy, tay bạn lỉnh kỉnh túi nọ túi kia thì chắc chắn là bạn đã gặp một người nghệ sĩ tài ba trong lĩnh vực professional selling hoặc selling as a profession đấy.
Những người buôn bán chuyên nghiệp hay buôn bán với quy mô lớn luôn biết cách đánh vào tâm lý khách hàng, chiến thắng được sự đắn đo, phân vân bằng hàng loạt các câu mời gọi khách hàng bỏ tiền ra để sở hữu món hàng mà doanh nghiệp ấy cung cấp.
Thông thường, các nhà bán theo hình thức professional selling hoặc selling as a profession sẽ cung cấp đa dạng các mặt hàng và chú trọng nhiều đến mô tả, hình ảnh của từng sản phẩm trên website. Đây cũng là các shop có lượt theo dõi và lượt mua đông đảo, luôn có các mặt hàng nằm trong top các sản phẩm bán chạy hằng tháng và chuyên cập nhật hàng hot hit để đáp ứng cho nhu cầu người tiêu dùng một cách tốt nhất.
Khi bạn đăng ký tài khoản Amazon và chọn kinh doanh theo hình thức professional Selling hoặc selling as a profession (vắn tắt là Professional Seller) thì bạn sẽ được Amazon hỗ trợ dịch vụ tháng đầu sử dụng website. Có thể hiểu, Amazon đang gián tiếp để người dùng dùng thử trong vòng 30 ngày và sẽ thu phí nếu người dùng có ý định kinh doanh lâu dài với Amazon.
Thêm một ưu điểm của hình thức kinh doanh Professional Seller mà không phải ai cũng biết. Amazon có một hạng mục gọi là gated category, đây là một hạng mục thường thấy trong contents marketing mà các ông lớn hay sử dụng.
Gated category sẽ giúp người bán đăng tải thông tin về sản phẩm một cách chi tiết hơn. Cũng như giúp khách hàng cảm thấy gần gũi với sản phẩm mà mình đăng bán hơn, từ đó tạo sợi dây liên kết thôi thúc khách hàng mua sản phẩm bên mình. Tất nhiên, chỉ các shop được Amazon cấp quyền và các shop đăng ký Professional Seller đã qua xét duyệt mới có thể sử dụng hạng mục này.
Chưa hết, Professional Seller còn hàng tá các lợi ích khác như dễ dàng thay đổi thông tin sản phẩm, dễ dàng thay đổi giá sản phẩm đã được đăng tải trước đó, dễ dàng có thể dùng các phần mềm từ bên ngoài để marketing hoặc quảng cáo cho sản phẩm của mình. Những ưu điểm này sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho người bán mà đôi khi người bán cũng không ngờ được.
Sell as individual
Đọc đến đây có lẽ nhiều bạn sẽ thắc mắc, đều là kinh doanh buôn bán mà tại sao lại phải phân chia Professional Seller và Sell as individual, chẳng phải cũng như nhau hết thôi sao. Không đâu, một doanh nghiệp lớn với hàng tá các cửa hàng, chuyên cung cấp các mặt hàng đã qua kiểm duyệt thì làm sao giống với những người kinh doanh online, kinh doanh nhỏ lẻ được.
Và Sell as individual chính là hình thức kinh doanh theo kiểu buôn bán cá nhân. Thay vì bỏ tiền ra marketing đình đám, thuê nhân viên trực chốt đơn hằng giờ thì các shop kinh doanh theo lối Sell as individual tương đối thoải mái hơn.
Bởi vì, đây có thể chỉ là cửa hàng của một cá nhân hoặc nhiều nhất là hai người thay phiên nhau chốt đơn cho khách. Họ thường sẽ tự marketing bằng cách pr sản phẩm của mình lên các hội nhóm hoặc nhờ người thân, bạn bè quảng bá cho sản phẩm trở nên phổ biến hơn, có nhiều đối tượng tiếp cận hơn. Họ không cung cấp đa dạng các mặt hàng mà thường chỉ chú trọng vào những sản phẩm họ cho là đẹp mắt, hợp thị hiếu và sẽ được nhiều người tiêu dùng yêu thích.
Để nói sâu hơn về Individual Seller trên Amazon, chúng ta cần hiểu hình thức kinh doanh này không bị Amazon yêu cầu đóng tiền thuế mỗi tháng một cách bắt buộc. Bởi khi đăng ký Individual Seller, Amazon luôn tạo điều kiện để shop phát triển từ những ngày đầu tiên dùng web. Với các đối tượng mới chập chững bước vào con đường kinh doanh thì hình thức này là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Tuy nhiên, khác với hình thức buôn bán chuyên nghiệp, người bán cần phải trả khoản thu 1 đô la Mỹ cho mỗi món hàng được đăng tải lên Amazon. Tất nhiên, nếu muốn sản phẩm luôn hiện lên bảng tin của người tiêu dùng thì bạn phải đầu tư thêm một khoản chi phí chạy tool quảng cáo tự động của Amazon. Hình thức kinh doanh này chỉ phù hợp với những shop mới bắt đầu buôn bán và có ít sản phẩm cần đăng tải.
Nếu bạn đã lỡ nhập về quá nhiều mẫu khác nhau thì mình khuyên rằng bạn hãy chọn hình thức kinh doanh chuyên nghiệp thay vì hình thức kinh doanh cá nhân. Bởi vì… ví dụ bạn có 100 món hàng khác nhau, đăng tải lên Amazon 100 mục thì bạn đã mất 100 đô la Mỹ mà vẫn chưa marketing gì cho sản phẩm mà bạn đăng lên hết. Như vậy thật là tốn kém đúng không? Đây là kinh nghiệm bán hàng Amazon mà phải qua nhiều lần đăng tải sản phẩm mình mới rút ra được.
Tất nhiên, vì bạn chọn hình thức kinh doanh cá nhân nên sẽ có một số sản phẩm bạn bị giới hạn quyền kinh doanh. Điển hình như mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng, thức ăn… Amazon đưa ra chính sách này nhằm đảm bảo quyền an toàn cho người tiêu dùng.
Họ không muốn xảy ra vấn đề gì khi khách hàng sử dụng sản phẩm do Amazon cung cấp hoặc mua về từ Amazon nên để kinh doanh các sản phẩm trên, bạn cần chuyển qua hình thức buôn bán chuyên nghiệp và yêu cầu Amazon cấp quyền kinh doanh. Quản trị viên của Amazon sẽ xem xét và gửi mail xét duyệt cho bạn trong thời gian sớm nhất.
Kinh nghiệm bán hàng Amazon bằng cách chạy tool quảng cáo sản phẩm
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao khi sử dụng các ứng dụng khác không phải là ứng dụng Amazon mà trên màn hình vẫn hiện lên sản phẩm được đăng bán tại Amazon hay không? Và bạn lại càng bất ngờ hơn khi sản phẩm ấy lại là món hàng bạn vừa mới tìm kiếm trên Google Chrome.
Không phải là Amazon đọc thuật để biết được suy nghĩ của bạn hay trà trộn vào máy của bạn đâu. Mà là giữa Amazon và các phần mềm truy cập thông tin tìm kiếm khác có sự liên kết với nhau, đó là một thuật toán giúp Amazon nắm bắt được sự quan tâm của người dùng trong thời gian gần nhất. Đây cũng là một hình thức chạy tool quảng cáo sản phẩm của các shop Amazon.
Có rất nhiều hình thức để chạy tool quảng cáo Amazon nhưng phổ biến nhất vẫn là đưa sản phẩm lên mục đầu trong bảng tìm kiếm, giới hạn bằng các từ khóa, đặc tính, kích thước của sản phẩm. Tiếp đó là hình thức quảng cáo bằng cách chạy tool để sản phẩm trôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội mà người dùng thường truy cập.
Việc để sản phẩm xuất hiện nhiều lần sẽ gia tăng ham muốn sở hữu và kích thích bản năng đầu tư cho món hàng đó nhiều hơn. Xét theo khía cạnh tâm lý, nhiều khách hàng sẽ cho rằng việc mình nhìn thấy một sản phẩm nhiều lần chính là duyên phận, nếu không mua sẽ rất đáng tiếc và “ting ting”, bạn nhận được một đơn đặt hàng.
Xem thêm: Kinh nghiệm mua hàng Amazon của dân nghiện săn sale
Kinh nghiệm bán hàng Amazon bằng cách xây dựng trang cá nhân
Mình là một người bán hàng trực tuyến, mình cho rằng việc xây dựng trang cá nhân trông thật uy tín, thật đẹp mắt cũng là một yếu tố quan trọng để khách hàng lưu lại trong danh mục sản phẩm mà bạn đăng tải. Vậy phải làm thế nào để có thể xây dựng một trang cá nhân thật đẹp mắt, thật thời thượng lại đúng với phong cách mà cửa hàng đang hướng đến.
Bạn hãy cứ tưởng tượng bạn đang decor cho một cửa hàng thực sự. Chỉ khác là, thay vì chọn góc để treo đồ thật đẹp, phơi ra hết được những kỹ xảo, đường may tinh tế của sản phẩm thì bạn hãy chọn một góc chụp, một mẫu ảnh (đối với quần áo và trang sức) để tôn lên được nét đẹp của sản phẩm mà bạn muốn bán. Đừng quên sử dụng một chút kỹ năng photoshop để bức ảnh trông được lung linh đẹp mắt hơn nhé.
Tiếp đến là phần thuyết trình về sản phẩm. Thay vì bỏ tiền thuê nhân viên tư vấn khách hàng như các cửa hàng kinh doanh trực tiếp thì bạn nên chú trọng vào phần giới thiệu sản phẩm. Hãy chú ý xem người viết đã sử dụng đúng chính tả, câu từ hợp lý, văn phong rõ ràng, mạch lạc, giới thiệu đúng trọng tâm những gì khách hàng cần thiết hay chưa. Giới thiệu sản phẩm cần tính chính xác và khách quan, tránh việc viết giới thiệu lan man, không đúng trọng tâm, rất dễ gây khó hiểu và lú lẫn cho người mua.
Những lý do thuyết phục bạn nên kinh doanh bán hàng trên Amazon
Đọc sơ sơ thì thấy các kinh nghiệm bán hàng Amazon do các tiền bối truyền lại cũng có ích, nhưng vẫn băn khoăn chưa chắc chắn sẽ tạo tài khoản bán hàng Amazon. Nếu vậy thì hãy để những lợi ích sau đây thuyết phục bạn nên kinh doanh bán hàng trên Amazon, 100% không hối hận.
Hoa hồng thu lại từ sản phẩm cao
Theo như mình tìm hiểu, hoa hồng từ sản phẩm mà bạn thu được khi bán hàng trên Amazon dao động trong khoảng từ 0% đến 4% giá bán sản phẩm. Các sản phẩm có giá gốc tầm vài chục đô, bạn không có hoa hồng hoặc chỉ có cỡ 0.2, 0.3%. Nói chung con số đó rất thấp.
Nhưng nếu bạn kinh doanh các sản phẩm với mức giá cao hơn lên tới hàng trăm hàng nghìn đô thì việc kiếm lời từ hoa hồng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Có nhiều người thành công từ bán hàng trên Amazon
Đều là ứng dụng thương mại điện tử nhưng Amazon lại phát triển hơn các ứng dụng khác bởi vì Amazon sở hữu lượng người dùng đông đảo, nhiều khách hàng tiềm năng với những đơn hàng chất lượng. Vì chính sách bán hàng và mua hàng hấp dẫn cùng với giá tiền chạy tool không cao, Amazon đã giúp rất nhiều người kinh doanh đi lên từ con số 0 và trở nên thành công hơn trên con đường buôn bán.
Thị trường tiêu thụ dồi dào, rộng lớn
Có thể bạn không tin nhưng số lượng người dùng Amazon có khi còn nhiều hơn cả một quốc gia lớn. Cụ thể, trong thống kê gần đây nhất của Amazon, hệ thống đã chỉ ra Amazon có gần 10 triệu người hiện đang kinh doanh buôn bán và có hơn 200 triệu người mua sắm hằng năm.
Đây là một con số rất ấn tượng chứng minh rằng Amazon là một thị trường tiêu thụ hàng hóa dồi dào mà không phải bất kỳ trang mạng điện tử nào cũng có thể làm được. Đó là chúng ta còn chưa tính các trường hợp mua hàng hộ thông qua website trung gian.
Với số lượng khách hàng như thế, liệu bạn có chọn Amazon làm ứng dụng kinh doanh để phát triển hay không? Còn mình thì cảm thấy Amazon rất có tiềm năng và sẽ mang lại cho mình một nguồn lợi nhuận vô cùng lớn.
Dễ dàng tích hợp với website Amazon.com
Có một vài ứng dụng tách rời website với app chính thống, điều đó làm người dùng rất khó để kiểm soát trang cá nhân cho mỗi thiết bị. Đừng lo lắng vì Amazon rất dễ tích hợp với website giúp bạn dễ dàng đồng nhất thông tin trên cả hai hệ thống.
Không chỉ vậy, Amazon còn có thể liên kết với nhiều trang web khác, điều này giúp các sản phẩm của Amazon xuất hiện rộng rãi trên mạng xã hội và khách hàng sẽ tiện mua sắm hơn cũng như mang về lợi nhuận cho người bán dễ dàng hơn.
Đầu tư chi phí thấp, thu lợi nhuận cao
Không phải cứ ứng dụng lớn là bạn sẽ phải bỏ ra một khoản đầu tư lớn để chạy quảng cáo và được cấp quyền sử dụng các tính năng trong ứng dụng. Dựa vào hình thức bán hàng mà bạn đã đăng ký từ trước, Amazon sẽ có chính sách thu phí riêng cho từng đơn hàng. Còn chạy quảng cáo sẽ không được tính chung với phí đăng tải sản phẩm.
Nếu bạn cần chạy quảng cáo nhiều, tần suất xuất hiện cao, dễ dàng lọt TOP từ khóa của tuần, của tháng thì bạn phải bỏ ra một số tiền ít nhất là 100 đô để thực hiện tool quảng cáo đó. Tất nhiên, mức giá này không áp dụng nếu bạn chạy quảng cáo thủ công đâu nhé.
Được Amazon hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề một cách triệt để
Khi kinh doanh online bạn sợ nhất điều gì? Mình thì sợ nhất là gặp phải những khách hàng oái oăm. Họ đặt hàng, mình tốn công gói hàng, chuẩn bị sản phẩm gửi đến tận tay cho họ và cuối cùng họ không nhận hàng. Hoặc có nhiều khách nhận hàng về đến tay xong lại không vừa ý, bắt shop đổi trả, hoàn hàng đủ kiểu.
Giả sử một ngày bán được trăm đơn mà hết chục đơn như thế này, e là dẹp tiệm sớm chứ lỗ không chịu được. Tuy nhiên đến với Amazon bạn sẽ không phải lo vấn đề đó.
Amazon bảo vệ quyền lợi của người bán một cách tối ưu, chỉ chấp nhận đổi trả cho các trường hợp hàng bị hỏng do bên chuẩn bị và bên vận chuyển. Các trường hợp khác khách hàng sẽ tự chịu trách nhiệm vì đã không tìm hiểu kỹ trước khi đặt hàng.
Trên đây là một vài kinh nghiệm bán hàng Amazon mà nhiều người đi trước đã ghi chú lại. Đừng bao giờ tin lời người khác bảo bán hàng online giàu lắm, bán hàng online không phải lo nghĩ gì cả… Nghề nào cũng có rủi ro, nghề nào cũng có vất vả riêng, những góc tối không muốn ai biết được. Quan trọng sau mỗi lần vấp ngã, hãy biết rút kinh nghiệm và phát triển hơn trong những lần thử sức tiếp theo. Và nếu bạn đang từng bước phát triển trên con đường kinh doanh, hãy để Amazon đồng hành cùng bạn, mang sản phẩm của bạn vươn tầm thế giới.