Nhẫn cưới là kỷ vật minh chứng cho mối quan hệ khăng khít của hai vợ chồng, dù đơn giản hay cầu kỳ thì ý nghĩa của chiếc nhẫn thiêng liêng vẫn không thay đổi. Không như lời hẹn ước, chiếc nhẫn cưới là cái kết tuyệt đẹp dành cho đôi uyên ương trong ngày trọng đại. Là kết thúc của chặng đường tình yêu ngọt ngào và mở đầu cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
Đeo nhẫn cưới trên tay, cả hai chính thức trở thành vợ chồng, cùng nhau xây dựng tương lai tốt đẹp. Kể từ lúc ấy, cô dâu chú rể sẽ bị ràng buộc trong mối quan hệ, không sống vì bản thân mà sẽ sống vì trách nhiệm, vì tổ ấm hạnh phúc. Thế nhưng trên chặng đường ấy, không ít cặp vợ chồng vì tức giận quá mức đã trút giận lên cặp nhẫn cưới vô tội.
Hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau là biểu tượng của sự chia ly của mối quan hệ hiện tại và tìm kiếm bắt đầu một cuộc sống mới. Cùng TOP1dexuat tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của hành động này nhé!
Chiếc nhẫn – tín vật lãng mạn nhất trần đời
Một chiếc nhẫn có nghĩa là một lời hứa, cặp nhẫn cưới lại mang lời hứa nặng gấp ngàn lần, là sự ủng hộ, là sự chia sẻ và tình yêu vĩnh cửu dành cho nhau. Khi kết hôn cả chồng vợ đều hòa hợp với nhau thành một. Tuy nhiên, có những lúc cả hai không còn đồng ý hoặc không muốn ở bên cạnh nhau nữa, và hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau như bắt đầu một dấu hiệu dừng lại.
Khi có mâu thuẫn, giận hờn, rất khó để tâm tình cảm xúc của bản thân. Và dùng hành động tháo nhẫn cưới để nói rằng họ muốn dừng lại, kết thúc hôn nhân và hoàn thành lời thề nguyện năm xưa.
Thế nhưng sau mỗi hành động, cãi nhau lại là khoảng không im lặng, trống vắng trong nhà. Đừng vì những giây phút mất kiểm soát mà tháo nhẫn cưới, nhẫn cưới đã trao tay như sợi dây trói buộc nhau lại, dù có gì xảy ra đi chăng nữa cũng không nên chối bỏ nhẫn cưới. Ngón tay ấy không thể thiếu chiếc nhẫn cưới chồng trao. Vậy hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau thể hiện điều gì?
Hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau thể hiện điều gì?
Người chồng, người vợ không thích đeo trang sức?
Tùy theo tính cách và sở thích cá nhân mà mỗi người có nhiều trang sức dây chuyền, đồng hồ, hoa tai, … khác nhau. Với một số người sở hữu trang sức là điều hết sức bình thường nhưng ở một số khác, trang sức không có chỗ đứng trong lòng họ.
Việc không đeo trang sức có thể chấp nhận cho qua, nhưng hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau thì khác hoàn toàn. Một khi mang trên tay tín vật định tình đã ngầm thể hiện sự đánh dấu với mọi người, bản thân đã lập gia đình, đã thành gia lập thất, trở thành người gánh vác trọng trách lớn cho gia đình.
Dù thích hay không thì cả người chồng và vợ đều không thích một nửa còn lại của mình không đeo nhẫn, đặc biệt hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau là điều không chấp nhận ở các cặp vợ chồng.
Có phải không đeo nhẫn cưới vì hoạt động vướng víu?
Sự thật không chỉ có người chồng mà người vợ cũng cảm thấy vướng víu, khó chịu khi có ai hỏi về lý do không đeo nhẫn cưới. Ngoại trừ những việc lao động tay liên tục như đầu bếp, thợ bánh, công trình, … liệu chiếc nhẫn nhỏ xinh đủ sức tạo nên ảnh hưởng lớn đến như vậy sao?
Đặt trường hợp người chồng cho rằng đeo nhẫn cưới khiến cho công việc văn phòng vướng víu, vậy tại sao người phụ nữ lại không cảm nhận được sự vướng víu đó khi làm việc tương tự? Và ngược lại.
Chiếc nhẫn cưới như vật giao ước, giữ gìn và nâng niu giống như trong cuộc sống hôn nhân phải chăm lo, nâng niu cho gia đình nhỏ.
Xem thêm: Chỉ với 700 nghìn các bạn đã có thể sở hữu một chai rượu ngoại với thiết kế đặc biệt, hương vị đặc trưng của Socola và cafe sữa. Đó là Rượu Liqueur Sheridans Coffee. Hãy mua ngay chai rượu này tại 5 Hours để làm quà tặng cho người thân, bạn bè, cấp trên.
Chồng và vợ không còn yêu nhau như ngày đầu
Hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau không chỉ là nguyên nhân khiến vợ chồng chia ly mà sự thật đau lòng đằng sau là cả hai đã không còn trọn vẹn như thuở ban đầu.
Khi chính thức bước chân vào mối quan hệ tình cảm thật sự, ai cũng muốn dành tất cả tình cảm, xem trọng những thứ liên quan đến cuộc đời của nhau. Trong lòng họ thầm nghĩ, đến suốt đời mình vẫn quan tâm nhau như ngày đầu. Cho tới khi bắt đầu đời sống hôn nhân và guồng quay cuộc sống phát sinh nhiều công việc, mỗi ngày mệt mỏi trở về nhà, áp lực từ bạn đời đã khiến cho cả hai không còn thiết tha nhiều với gia đình.
Dù là người đàn ông kiên định hay người phụ nữ cá tính, mạnh mẽ vẫn muốn phía sau cánh cổng là khoảng bình yên sau bao mệt nhoài, và rồi họ không cảm nhận được tình yêu từ nửa kia của mình nữa. Và tháo nhẫn chính là hành động cuối cùng của cả hai.
Một khi chiếc nhẫn rời khỏi tay, chứng tỏ bản cam kết, lời thề nguyện không còn nữa, phần nào trách nhiệm với gia đình cũng sẽ trút bỏ. Lúc này dù là người đàn ông hay người phụ nữ sẽ có những cảm xúc riêng của mình, nhẹ nhõm, lo sợ, buồn bã đều được thể hiện rõ nhất. Đối với cả hai hành động tháo nhẫn cưới của nhau là việc không còn bình thường nữa.
Hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau
Trong lúc tức giận, cả hai đều có xu hướng vứt bỏ những thứ liên quan đến nhau như nhẫn cưới, hình cưới, album ảnh, đồ đôi, … đây là việc làm thường thấy nhất ở những cặp đôi.
Không nên trút giận vào chiếc nhẫn gắn kết mà cả hai đã lựa chọn cùng nhau dù cho tức giận thế nào đi nữa.
Cuộc sống hôn nhân không còn hứng thú
Không có cuộc sống nào mãi màu hồng, kể cả khi độc thân hay đã về chung nhà. Mọi con đường trong cuộc sống này không phải lúc nào cũng rải hoa diễm lệ, trên con đường ấy có vô vàn thách thức đang chờ mà cả hai cùng phải vượt qua.
Chỉ khi lựa chọn tháo chiếc nhẫn cưới trên tay là họ đã không còn hứng thú, không còn cố gắn vì nhau trong hiện tại và tìm cách lẩn tránh, bỏ mặc mọi thứ.
Muốn tìm cơ hội cho mối quan hệ ngoài luồng
Tất nhiên không phải toàn bộ mọi người đều như nhau mà chỉ là một số ít vì sĩ diện hoặc không muốn cho người khác biết mình đã lập gia đình. Và họ tìm cách tán tỉnh người khác nếu thấy rung động.
Việc không mang nhẫn cưới đối với họ sẽ là điều bình thường, kể cả khi bị phát giác thì muôn vàn lý do đổ lỗi cho hôn nhân không hạnh phúc đều trở thành đề tài cho câu chuyện.
Nhẫn cưới là biểu tượng của sự kết nối, là ý nghĩa thiêng liêng đồng điệu của hai vợ chồng. Đừng vì những bí mật phía sau hay lý do gì mà tháo nhẫn cưới sau kết hôn vì đây là điều không nên làm nếu cả hai còn yêu thương nhau.
Khi nào thì được tháo nhẫn cưới?
Hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau là không chấp nhận vậy khi nào được tháo nhẫn cưới trên tay? Với những ai không để tâm về các điều cấm kỵ thì hành động tháo nhẫn cưới sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tình cảm cả hai. Nhưng hành động tháo nhẫn phải có lý do chính đáng và không nên tùy tiện tháo ra.
Nhẫn cưới không vừa tay
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bạn phải tháo nhẫn cưới. Có thể do bạn lên hoặc xuống cân, hoặc do nhẫn bị biến dạng sau một thời gian sử dụng. Nhẫn cưới không vừa tay sẽ gây khó chịu, đau rát và có thể làm tổn thương da tay của bạn
Vướng víu khi sinh hoạt, làm việc
Nhẫn cưới có thể gây phiền phức khi bạn làm việc nhà, nấu ăn, rửa bát, lau dọn… Nhẫn cưới có thể bị dính bẩn, hóa chất hoặc các vật sắc nhọn làm trầy xước, mất đi độ sáng bóng. Ngoài ra, nhẫn cưới cũng có thể gây nguy hiểm khi bạn chơi thể thao, vận động mạnh hoặc tiếp xúc với máy móc.
Khó khăn về kinh tế
Đây là một lý do khá hiếm gặp nhưng không phải không có. Có những người phải bán nhẫn cưới để xoay sở trong những hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, đây là một quyết định rất đau lòng và khó khăn cho cả hai bên.
Tháo nhẫn cưới khi bạn đời bị mất nhẫn
Khi một nửa còn lại đã mất đi chiếc nhẫn cưới trên tay dù vô tình hay cố ý thì cả hai vẫn cần một cặp nhẫn mới để bổ sung cho chiếc nhẫn lẻ bóng trước đó. Vào lúc này hành động tháo nhẫn cưới để thay thế là điều đúng đắn hơn bao giờ hết.
Tháo nhẫn để kỷ niệm chặng đường hôn nhân
Khi đã chung sống cùng với nhau trong một thời gian dài, ngoài việc vệ sinh, đánh bóng bảo quản nhẫn thì việc tháo nhẫn cũ để thay thế cặp nhẫn vĩnh cửu là điều nên làm. Lúc này cặp nhẫn sẽ càng thêm ý nghĩa vì đánh dấu chặng đường đã qua, trân quý nhau hơn trong những khó khăn, vất vả.
Chồng và vợ chỉ nên tháo nhẫn cưới theo 5 trường hợp trên là đủ. Còn cả hai có đi đến đích cuối cùng của hôn nhân hay không còn phụ thuộc vào sự nhường nhịn, hòa hợp. Hy vọng các cặp vợ chồng luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh, đừng để nóng giận làm hỏng hạnh phúc cả đời, để chiếc nhẫn mãi mãi là tín vật tình yêu thiêng liêng.
Nếu đã xác định con đường phía trước cùng nhau thì phải nghiêm túc và trung thực. Tình cảm là thứ vô giá, thiêng liêng và đáng trân trọng đừng biến tình cảm thành thứ công cụ trút giận của bạn, một khi đã mất đi rồi thì khó lòng mà tìm lại. Dù cho có quay trở về cũng không vẹn nguyên như thuở ban đầu. Đời đẹp nhất khi có người luôn chờ đợi trở về và yêu thương thật lòng.
Hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau dù vô tình hay cố ý thì cặp nhẫn cưới chỉ là kỷ vật minh chứng cho tình yêu thuở ban sơ đến khi về già. Chiếc nhẫn cưới là tín vật mà người chồng và vợ quyết không tháo ra dù đã phôi pha sau nhiều năm chung sống.
Mọi kỷ niệm vẫn còn đó, in hằn trên ngón tay của vợ chồng và chẳng bao giờ mất đi. Hôn nhân cũng giống như chiếc nhẫn, cả hai sẽ quay lại bên nhau nếu vẫn còn tình cảm dành cho nhau. Một tình yêu thật sự khó tìm, hãy yêu thương, trân trọng nhau khi có cơ hội và cùng nhau đi hết con đường.
Xem thêm: Trong hôn nhân, việc xảy ra cãi vã, hiểu lầm giữa hai vợ chồng là điều khó tránh khỏi và hành động tháo nhẫn cưới khi vợ chồng giận nhau bị coi là sự bồng bột. Nhất là những cặp đôi mới cưới và cặp đôi đã có con nhỏ.
Các bạn nên đặt trách nhiệm của bản thân lên những đứa trẻ và hạ cái tôi của bản thân xuống. Đôi khi vì những hành động như vậy của cha mẹ mà những đứa trẻ sẽ phải chịu tổn thương về tinh thần rất lớn. Do đó, hãy gạt bỏ những giận hờn, “ngắm nhìn” lại những kỉ niệm và tình cảm đã dành cho nhau để cùng xây dựng hạnh phúc. Dành tặng cho nhau những món quà chữa lành, mua yến sào cho bé để gắn kết thêm tình cảm.