Từ xưa đến nay, nhẫn cưới luôn là mặt trong mọi hôn lễ, đám cưới. Đây được xem là một tín vật thiêng liêng của các cặp vợ chồng, là minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Vì thế nên bằng cách này hay cách khác, họ vẫn luôn trân trọng và cố gắng gìn giữ nhẫn cưới một cách trọn vẹn, hoàn hảo nhất như chính cách mà họ vun vén cho tình yêu của mình.
Nhẫn cưới không chỉ là sự kết nối giữa hai người mong muốn được yêu nhau, sống bên nhau đến trắng bạc mái đầu. Mà trong Phật giáo, ý nghĩa cặp nhẫn cưới còn rộng và sâu sắc nhiều hơn thế.
Vậy trong bài viết hôm nay, TOP1dexuat sẽ gợi ý những mẫu nhẫn cưới ý nghĩa nhất cho cô dâu chú rể. Đừng bỏ lỡ nhé!
Nhẫn cưới ra đời như thế nào? Tìm hiểu về nguồn gốc của nhẫn cưới
Có lẽ bạn đã quá quen thuộc với cảnh tượng cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới cho nhau trong một buổi tiệc đám cưới diễn ra long trọng và đầy cảm xúc. Đây luôn là khoảnh khắc mà mọi người mong muốn được nhìn ngắm nhất. Bởi khi ấy, cặp đôi vô cùng hạnh phúc và tình yêu của họ thể hiện rõ qua nét mặt, lời nói và đặc biệt là cử chỉ.
Cô dâu và chú rể sẽ tiến hành trao nhẫn cưới, đeo nhẫn vào ngón tay nhau trước sự chứng kiến của đông đảo họ hàng hai bên gia đình. Hoặc đối với cặp đôi theo Đạo hay tổ chức hôn lễ ở nhà thờ thì trao nhẫn trước sự minh chứng của Cha Xứ. Nhưng khi hôn lễ được diễn ra tại chùa, người chứng kiến hành động lịch sử này lại chính là chư Tăng.
Rõ ràng, chúng ta luôn tự hiểu được ý nghĩa đeo nhẫn cưới là quan trọng như thế nào. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu vì sao trong một lễ cưới người ta bắt buộc phải trao nhẫn cho nhau? Mà thay vào đó không phải là một tín vật nào khác? Liệu nhẫn cưới có gì đặc biệt và nguồn gốc ra đời của nhẫn cưới như thế nào?
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa một ai khẳng định được nhẫn cưới ra đời tự bao giờ. Thế nhưng họ lại biết rất rõ, người đầu tiên hay được gọi là cha đẻ của nhẫn cưới chính xác là người Ai Cập Cổ xưa. Cụ thể, họ đã sử dụng một vật có hình tròn để làm biểu tượng cho sự gắn kết của tình yêu đôi lứa. Vậy vì sao lại là hình tròn?
Theo quan niệm xưa, người ta cho rằng: Hình tròn là hình duy nhất trong tất cả các hình sở hữu điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, với ý nghĩa: Khi hai người thật sự yêu nhau, dù cho hành trình của họ trên cuộc đời này có những điểm khác biệt nhưng khi tình yêu đủ lớn rồi thì cuối cùng họ vẫn sẽ thuộc về nhau. Hành trình mà họ trải qua chính là hành trình trong vòng tròn của hạnh phúc!
Ngày trước, cơ bản nhẫn cưới chưa đẹp và hoàn thiện như bây giờ. Chúng không được làm từ chất liệu đắt đỏ như là vàng bạc hay kim loại mà đơn giản được tạo nên từ những vật liệu thiên nhiên, hết sức gần gũi. Đây chính là nét sống của ông cha ta ngày xưa. Ví dụ như là: Lau sậy, cỏ cây, xương, ngà voi hay là da thú.
Đặc biệt hơn, ngày trước, chỉ có phụ nữ thì mới đeo nhẫn cưới khi kết hôn còn đàn ông thì không cần. Đến khi chiến tranh thế giới diễn ra trên toàn cầu, sự mất mát, chia ly, đau khổ, bi thương đã bao trùm lên mọi quốc gia tham chiến. Những người đàn ông buộc phải lên đường tham gia cuộc chiến tranh tàn bạo, chia tay người phụ nữ và những đứa con của mình trong suốt thời gian dài. Có người ra đi và chẳng bao giờ thấy quay trở lại.
Thời khắc lịch sử ấy, những người đàn ông mới bắt đầu hiểu được ý nghĩa của cặp nhẫn cưới và họ quyết định đeo nhẫn cưới như chính là biểu tượng của hôn nhân. Đặc biệt hơn, đó chính là niềm nhớ nhung, thương về người vợ ở nhà của họ. Một hành động hết sức tuyệt vời, lãng mạn và tràn ngập tình yêu của những người đàn ông trách nhiệm.
Từ đó, việc đàn ông và phụ nữ đeo nhẫn cưới khi kết hôn đã tồn tại đến thời buổi cuộc sống hiện đại. Trong lễ cưới, chú rể sẽ được cô dâu trao nhẫn, đeo tay lại như một nghi thức bắt buộc và không thể thiếu.
Ngày nay, cuộc sống con người đã có những bước phát triển vượt bậc. Song, nhu cầu của con người cũng đã tăng lên. Nhẫn cưới giờ đây đã được làm bằng những chất liệu có giá trị lớn hơn như là: Đồng, bạc, vàng hay kim cương,… Vì thế các cặp đôi hoàn toàn có thể thoải mái lựa chọn nhẫn cưới với nhiều chất liệu, màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Và quan trọng hơn hết là phù hợp với điều kiện của mình.
Cùng khám phá ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới ngay sau đây!
Bật mí ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới
Xưa nay, các cặp đôi luôn đeo nhẫn cho nhau ở vị trí ngón áp út. Liệu ý nghĩa đeo nhẫn cưới ở ngón tay này là gì? Y học cho rằng ngón áp út chính là nơi có đường mạch máu kết nối đến trái tim của con người. Song, so với đường đi của những mạch máu khác thì đây là con đường đi đến trái tim ngắn nhất.
Vậy nên, việc chúng ta vẫn luôn quan niệm đeo nhẫn cưới ở ngón áp út thuộc tay trái cũng giống như sợi dây tình yêu, là con đường chinh phục trái tim của đôi trẻ.
Ý nghĩa cặp nhẫn cưới là gì? Như chúng tôi đã nói, một chiếc nhẫn cưới trong Phật giáo sở hữu vô vàn những ý nghĩa sâu sắc và triết lý nhân sinh sâu rộng. Cặp đôi muốn chung sống với nhau một cuộc đời thật hạnh phúc, thuận vợ thuận chồng thì trước tiên cần hiểu biết những điều này. Một tình yêu vĩnh cửu xuất phát từ chính tình cảm chân thành. Còn một gia đình hạnh phúc cần bắt đầu bằng việc trân trọng ý nghĩa của cặp nhẫn cưới.
Mang ý nghĩa biểu tượng bằng chứng hôn nhân gia đình
Ý nghĩa đeo nhẫn cưới trước tiên mà cặp đôi cần hiểu rõ: Nhẫn cưới là bằng chứng của hôn nhân gia đình. Khi trông thấy một người đàn ông hay phụ nữ đeo chiếc nhẫn cưới ngay vị trí ngón áp út thì tất cả mọi người đều sẽ mặc định rằng: Người kia đã có gia đình rồi.
Thế nên, ý nghĩa của cặp nhẫn cưới như là một vật giúp bảo vệ, gìn giữ hạnh phúc gia đình, mái ấm của bạn. Đối với một người đã lập gia đình rồi thì chắc chắn không thể tùy ý hay tự do kết đôi thêm với bất kỳ một đối tượng nào khác trên quan hệ tình cảm. Trường hợp này chỉ được áp dụng với một số vùng miền còn lưu giữ phong tục đa thê của ngày trước.
Song, một cô gái hay chàng trai hiểu biết sẽ biết cách giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc đối với những người lập gia đình. Họ sẽ chủ động giữ ý tứ cho cả hai bên để có được mối quan hệ tốt nhất.
Bên cạnh ý nghĩa của nhẫn cưới vàng theo quan niệm dân gian thì trong Phật giáo, người ta cũng cực kỳ coi trọng giá trị, ý nghĩa của cặp nhẫn cưới đó nhé.
Ý nghĩa chữ “Nhẫn” trong nhẫn cưới
Trong đời sống vợ chồng không phải lúc nào cũng hòa thuận, êm đềm. Bởi sẽ có những chuyện ập đến và khiến cho mọi thứ trở nên thật xáo trộn. Bất kể khi nào xảy ra bất đồng thì cả hai đều rất cần đến chữ “nhẫn”.
Sự nổi nóng nổi lên, nếu một trong hai người không biết nhường nhịn hay nhẫn nại đối phương thì rất dễ dẫn đến những xung đột không mong muốn. Dần dần sẽ khiến hạnh phúc gia đình đổ vỡ và đạo nghĩa vợ chồng đi xuống.
Ý nghĩa đeo nhẫn cưới trên tay cũng chính là cách để vợ chồng nhắc nhở nhau mỗi lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Đây có lẽ là giá trị to lớn nhất mà nhẫn cưới mang lại. Một chiếc nhẫn cưới dù có trị giá tiền mặt là bao nhiêu đi nữa thì ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới mới chính là điều quan trọng nhất.
Chiếc nhẫn là vật hiện hữu của tình yêu thế nên không phải lúc nào cũng dễ dàng để trao cho một ai đó. Hạnh phúc một đời không thể chỉ quyết định trong phút chốc. Mỗi khi nhìn chiếc nhẫn, cặp đôi sẽ cảm thấy cần trân trọng nhau, thương yêu và nhường nhịn một nửa của mình. Chẳng đâu xa xôi, đây chính là bí quyết để bạn giữ gìn ngọn lửa hạnh phúc cho gia đình nhỏ.
Một thực trạng đáng buồn là tỷ lệ hôn nhân ngày nay khá cao. Rất nhiều cặp đôi kết hôn, chung sống với nhau chỉ vỏn vẹn có 6 tháng cho đến 1 năm là kết thúc. Cũng có những người chung sống hạnh phúc với nhau cho đến khi họ sinh con, đẻ cái nhưng vô tình gặp phải nhiều vấn đề. Sau đó cãi nhau và dẫn đến ly dị.
Cũng đã thấy nhiều trường hợp sống với nhau chục năm, hai chục năm hay thậm chí đến bạc mái đầu thế mà chỉ vì một vài lý do mà thay đổi trái tim khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thế nên, chữ “nhẫn” trong kiên nhẫn thực sự quan trọng như thế. Nó chính là chất liệu cần thiết để gắn kết hôn nhân mỗi gia đình. Hãy hiểu rõ ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới này bạn nhé.
“Nếu mà biết nhẫn nhịn nhau
Gia đình hòa thuận nhịp cầu yêu thương
Cho dù vạn lý, thập phương
Gia đình sum họp, vạn đường như mơ”
Ý nghĩa của màu nhẫn cưới có thể bạn chưa biết
Ý nghĩa của màu nhẫn cưới thể hiện như thế nào? Với mỗi màu sắc, cụ thể là chất liệu khác nhau thì ý nghĩa của màu nhẫn cưới cũng sẽ thay đổi. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của màu nhẫn cưới 3 kiểu thông dụng nhất sau đây:
Ý nghĩa nhẫn cưới vàng
Vàng là kim loại quý hiếm và có giá trị cao. Từ những ngày xưa, ông cha ta đã biết sử dụng vàng để làm nên những món đồ trang sức đẹp mắt. Ngày nay, việc thiết kế nên những chiếc nhẫn cưới ý nghĩa, nhẫn đính hôn hay cầu hôn thực không quá khô với các nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm.
Vàng là biểu tượng của sự son sắt, thủy chung, vẹn toàn. Hơn nữa lại còn có tính dẻo như là sự dai dẳng của hạnh phúc bền lâu vậy. Muốn có được một chiếc nhẫn cưới vàng, nhà nghề phải tiến hành mài dũa, nung nắn và kéo giãn một quá trình dài.
Qua đó thể hiện ý nghĩa nhẫn cưới vàng cũng giống như tình yêu đôi lứa. Để đến được với nhau, bên nhau hạnh phúc thì phải đi qua những ngày khó khăn, thăng trầm và đầy sóng gió. Dù hiện tại hay tương lai, cũng hãy biết nhường nhịn, sẻ chia với nhau mỗi khi gian khó bạn nhé. Đó chính là ý nghĩa nhẫn cưới vàng mang lại.
Ý nghĩa cặp nhẫn cưới kim cương
Kim cương là đá quý cao cấp, là biểu tượng của tình yêu vĩnh cưới. So với nhẫn cưới vàng hay bạc thì nhẫn cưới kim cương giá trị cao hơn bởi thiết kế tinh xảo, có sự kết hợp giữa vàng với đá quý.
Ý nghĩa cặp nhẫn cưới kim cương, những viên đá nhỏ lấp lánh như lưu giữ một sức mạnh nào đó khiến cho lời nguyện thề trong lễ cưới trường tồn vĩnh viễn, bất tử với thời gian.
Ý nghĩa nhẫn cưới bạc
Bạc là một kim loại giá thành khá rẻ. Song, đây cũng là nguyên liệu phổ biến thường gặp để làm trang sức. Thế nhưng trong thời buổi hiện đại, người ta ít lựa chọn nhẫn cưới bằng bạc hơn bởi nó rất dễ bị bào mòn, dễ bị gãy và dễ bị xỉn màu. Vẻ đẹp lấp lánh của nhẫn cưới bạc sẽ bị mất dần theo thời gian.
Có thể bạn chưa biết: Cách xem sinh con trai hay gái bằng nhẫn cưới cực hay
Những mẫu nhẫn cưới ý nghĩa nhất dành cho cặp đôi
Mẫu nhẫn cưới ý nghĩa trái tim
Mẫu nhẫn cưới ý nghĩa dành cho cặp đôi không thể không nhắc đến nhẫn cưới trái tim. Có thể nói trái tim chưa bao giờ là họa tiết lỗi thời trong các bộ sưu tập ảnh cưới. Còn gì tuyệt vời hơn một trái tim là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa ấm áp, chân thành và vĩnh cửu.
Có đôi khi trái tim lồng khăng khít, cũng có khi chỉ là những mảnh ghép đôi trọn vẹn tình yêu thương. Cặp đôi có thể tham khảo mẫu nhẫn cưới ý nghĩa này nhé.
Mẫu nhẫn cưới ý nghĩa chúa tể
Mẫu nhẫn cưới ý nghĩa: Nhẫn cưới chúa tể được lấy cảm hứng từ cuối thiên tiểu thuyết có cùng tên. Hứa hẹn đây sẽ là cặp nhẫn cưới độc đáo cho các cặp đôi là fan của “The Lord The Ring”.
Ngày nay, nhẫn cưới chúa tể có nhiều phiên bản đa dạng khác nhau với những dòng chữ có ý nghĩa riêng biệt. Mọi người khi mua nhẫn có thể yêu cầu thay đổi tùy thuộc vào sở thích của mình. Mẫu nhẫn cưới ý nghĩa này thể hiện quyền năng vô hạn cùng sức mạnh vạn năng làm nó chưa bao giờ hết hot.
Mẫu nhẫn cưới ý nghĩa vô cực
Mẫu nhẫn cưới có ý nghĩa vòng lặp vĩnh cửu không bao giờ kết thúc chính là nhẫn cưới vô cực. Tượng trưng cho tình yêu đôi lứa là mãi mãi vẹn tròn, mãi mãi vô hạn. Mẫu nhẫn cưới có ý nghĩa này nay được nhiều cặp đôi ưa chuộng và lựa chọn để trao cho nhau trong hôn lễ. Đặc biệt hơn còn được thiết kế với nhiều màu sắc: trắng, vàng, hồng,…
Mẫu nhẫn cưới ý nghĩa Happy Circle
Một mẫu nhẫn cưới có ý nghĩa về tình yêu, sự hòa quyện giữa hai trái tim đồng điệu mang tên Happy Circle. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ những chân lý giản đơn, chân thành của tình yêu đôi lứa.
Mẫu nhẫn cưới có ý nghĩa đặc biệt này được thể hiện bằng những vòng xoắn khăng khít, đầy sự ngọt ngào, lãng mạn tạo nên vòng tròn định mệnh gắn kết hai nửa tâm hồn thành một.
Phần kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về nguồn gốc và ý nghĩa của nhẫn cưới [Bản cập nhật đầy đủ nhất]. So với yêu đương thì việc quyết định đi đến hôn nhân thật không phải là một điều dễ dàng để có thể suy nghĩ trong phút chốc.
Hiểu được ý nghĩa nhẫn cưới là điều quan trọng và hạnh phúc để cặp đôi có thể duy trì hạnh phúc hôn nhân, gia đình. Hãy thật trân quý chiếc nhẫn cưới mà hai bạn đã trao nhau ngày ấy và biết cảm thông, chia sẻ với nhau mọi điều để gìn giữ mái ấm nhỏ của mình bạn nhé.